Máy Photocopy

(* Trích nguồn từ Bách khoa toàn thư)
Máy photocopy
 hay còn gọi là máy sao chụp tự động hay máy sao chụp quang học là một thiết bị giúp con người có thể sao chép nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả.

Lịch sử ra đời và phát triển

Máy photocopy ra đời vào ngày 22 tháng 10 năm 1938 bởi kỹ sư người Mỹ Chester Floyd Carlson (1906-1968) . Năm 1949, công ty Haloid trở thành công ty đầu tiên sản xuất máy photocopy. Đến năm 1980, máy photocopy màu ra đời, bổ trợ cho máy photocopy ban đầu.

Từ ý tưởng

Trong khi quan sát công việc của người đánh máy chữ, Chester Carlson đã nhận thấy khi đánh máy chữ người ta chỉ có thể đánh từng chữ một trên giấy than để mực in trên giấy than in lên giấy trắng. Kỹ sư nghĩ rằng muốn in sao nhanh một văn bản có săn cần phải làm thế nào để in toàn bộ văn bản trên trang giấy một lúc. Muốn vậy cần phải làm sao để mực cùng một lúc có thể in tất cả các nét chữ trên giấy trắng. Và Carlson chợt nhớ đến câu cửa miệng của mọi người: Nhanh như điện và một hướng đi mới đã hiện ra trong đầu của nhà phát minh tương lai. Như vậy là phải nhờ sức mạnh kỳ diệu của điện năng mới giải quyết nổi vấn đề nan giải này.

Bấy giờ kỹ sư Carlson chợt liên tưởng đến một thí nghiệm vật lý thú vị hồi ở trường phổ thông ông đã từng thực hiện. Trong bài thực hành về lực hút tĩnh điện, thầy giáo đem hạt tiêu xay nhỏ trộn lẫn với muối tinh và yêu cầu học sinh tách hạt tiêu ra khỏi muối mà không làm mất đi vị hương của hạt tiêu. Khi ấy Carlson đã dùng chiếc thìa nhựa xoa thật mạnh vào dạ rồi đưa cái thìa nhiễm điện lại gần hỗn hợp muối tiêu. Thế là những bột nhỏ hạt tiêu rất nhẹ bám ngay trên thìa. Trong khi đó muối to và nặng hơn thì vẫn ở lại đĩa. Từ đó trong đầu Carlson nảy ra ý nghĩ mới mẻ: “Nếu như không dừng mực tráng lên giấy than mà dùng những hạt mực khô nhỏ nhẹ như hạt tiêu xay thì có thể hút lên giấy trắng những nét chữ theo lực hút tĩnh điện được không?” Và ông bắt tay vào làm.

Cấu tạo

Bộ phận quan trọng nhất trong máy photocopy là mặt trụ mà người ta gọi là trống. Trống làm bằng nhôm có phủ một lớp chất bán dẫn, ví dụ như selen. Nhôm là chất dẫn điện tốt, còn selen khi thiếu ánh sáng nó là chất cách điện, khi được chiếu sáng nó là chất dẫn điện. Mặt trống ở gần một điện cực mà ta gọi là điện cực trống.

Nguyên lý hoạt động

Quá trình máy photocopy có thể chia thành các bước sau:

  • Tích điện cho trống. Khi trống quay, mặt của nó lướt qua điện cực trống. Điện cực trống là điện cực dương, vì vậy mặt trống nhiễm điện dương nếu quay qua.
  • Hiện ảnh trên mặt trống. Trống được phủ một lớp quang dẫn, lớp quang dẫn này chỉ dẫn điện khi có ánh sáng chiếu vào. Ban đầu trống được phủ lớp điện tích cùng chiều với mực bởi thanh cao áp. Sau đó laser chiếu vào trống, chỗ nào được chiếu sáng thì chỗ đó sẽ trung hòa, và mực sẽ hút chỗ đó. Còn lại toàn bộ bề mặt trống đẩy mực khiến cho bản in có độ nét.
  • Phun mực in vào trống. Mực là bột màu đen được nhiễm điện âm. Vì vậy khi chúng đến mặt trống, chúng sẽ bị hút vào chỗ nhiễm điện dương ở mặt trống.
  • Chuyển nét mực trên mặt trống sang giấy trắng. Muốn vậy, cần sự chuyển động trang giấy qua điện cực thứ hai gọi là điện cực giấy. Điện cực này làm giấy cũng nhiễm điện dương. Do đó nét mực từ mặt trống được chuyển sang giấy.
  • Trang giấy di chuyển qua bộ phận làm nóng để các hạt mức chảy kết dính vào nhau và vào giấy.

Vai trò trong cuộc sống

Tác dụng

Máy photocopy được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới và ngày càng trở thành trợ thủ đắc lực trong công tác hành chính, văn phòng, thư viện….

Tác hại

Tuy nhiên, máy photocopy lại bị kẻ xấu lợi dụng để làm giấy tờ giả, nhất là làm tiền giả.

Đến thành công

Nhờ những tính năng mới như nói ở trên, máy bán rất chạy và ngày càng được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Từ đó, máy photocopy trở thành thiết bị không thể thiếu của rất nhiều công việc hiện nay.

5/5 - (10 bình chọn)
5/5 (3 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 803 788
Liên Hệ Kinh Doanh
  Canva Pro Crack Filmora Pro Crack Spotify Premium Free Download Tradingview Premium Free